Còi xe nâng hay còn được gọi là kèn xe nâng, chúng là một thiết bị âm thanh được gắn trên xe nâng để cảnh báo cho những người xung quanh về sự di chuyển của xe. Thông thường, còi xe nâng phát ra âm thanh lớn khoảng 105dB và có tính nhắc nhở để cảnh báo về sự hiện diện của xe nâng và giảm nguy cơ va chạm hoặc tai nạn trong môi trường làm việc.
Hình ảnh thực tế còi xe nâng 12V 24V 48V
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của còi điện xe nâng hàng
Cấu tạo của còi điện trên xe nâng hàng
Còi xe thường có hai loại: còi hơi và còi điện. Còi hơi thường dùng trên các xe tải có tải trọng lớn và có hệ thống hơi khí nén dùng cho phanh xe, trong khi còi điện sử dụng nhiều trên các loại xe nói chung, và trên xe nâng có 2 loại còi chính nói riêng là còi thường và còi lùi xe nâng.
Mạch còi điện gồm: rơle còi, còi điện, ắc quy, khoá điện và nút bấm còi. Khi bật khóa điện và ấn nút bấm còi, rơle còi sẽ đóng tiếp điềm (A) của rơle đưa điện vào còi (như trong sơ đồ sau) để còi hoạt động phát ra âm thanh. Khi ngừng bấm nút còi, tiếp điểm của rơle mở cắt mạch điện làm còi không tiếp tục kêu.
Những bộ phận chính của Còi điện gồm: Vỏ, nam châm điện, tiếp điểm, tụ điện, tấm thép từ, trụ điều khiển, màng rung, đĩa rung, và cơ cấu điều chỉnh âm thanh (loại đặc biệt).
1. Loa còi điện; 2. Đĩa rung; 3. Màng thép; 4. Vỏ còi; 5. Khung thép, 6. Trụ đứng; 7. Tấm thép lò xo; 8. Lõi thép từ; 9. Cuộn dây; 10, 12. Ốc hãm; 11. Ốc điều chỉnh; 13. Trụ điều khiển; 14. Cần tiếp điểm tĩnh; 15. Cần tiếp điểm động; 16. Tụ điện; 17. Trụ đứng tiếp điểm; 18. Đầu bắt dây còi; 19. Núm còi; 20. Điện trở phụ; 21. Ắc quy
Nguyên lý làm việc của còi (kèn) xe nâng
Còi điện hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi người dùng nhấn nút còi, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây, tạo ra từ trường. Từ trường này sẽ tác dụng lên nam châm, tạo ra lực hút. Lực hút này sẽ làm cho đĩa kim loại dao động. Dao động của đĩa kim loại sẽ tạo ra âm thanh.
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ Mr Sang – 0911.525.112
Reviews
There are no reviews yet.